Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

1. Các giả định trong phân tích kĩ thuật

- Thị trường phản ánh đầy đủ tất cả thông tin
- Giá dịch chuyển theo xu hướng
- Quá khứ tự nó sẽ lặp lại

Lưu ý rằng: phân tích kĩ thuật là một phương pháp dự báo về thị trường dựa vào việc nghiên cứu quá khứ cũng như các quy luật và cảm tính, không phải lúc nào phân tích kĩ thuật cũng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. 

2. Các loại đồ thị kĩ thuật

Line chart: Là dạng đồ thị được xác định bằng cách nối giá đóng cửa của một loại chứng khoán nào đó theo thời gian. Biểu đồ đường thường được sử dụng để xem xu hướng trong dài hạn và xem biến động giá một cách tổng quát, do vậy người ta ít dùng nó để giao dịch trong ngắn hạn.
Đồ thị dạng đường giai đoạn đầu năm 2014 tới nay của cổ phiếu REE


Bar chart: Là loại đồ thị có các thanh biểu hiện các mức giá đóng cửa – mở cửa, cao nhất – thấp nhất. Đồ thị dạng này thể hiện đầy đủ thông tin cho các nhà phân tích nhưng lại có nhược điểm là với khoảng thời gian dài thì sẽ gây rối mắt.
High : giá cao nhất trong thời gian xác định
Low: Giá thấp nhất .

Open: giá mở cửa – Close: giá đóng cửa.
Candle stick chart: Là phát minh của người Nhật, hiển thị thông tin như đồ thị dạng thanh chắn nhưng mang tính trực quan cao hơn và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới . Cấu tạo bao gồm thân nến và bóng nến. Nến màu đỏ thể hiện một phiên giảm giá và ngược lại. 


3. Hỗ trợ - Kháng cự - Xu hướng

Ngưỡng hỗ trợ ngưỡng kháng cự là các vùng trọng điểm mà thị trường chứng khoán bắt đầu đảo chiều
Ngưỡng hỗ trợ: là mức giá mà tại đó lực cầu (lực mua) đủ lớn để làm cho đà giảm bị chững lại và giá có thể đảo ngược xu hướng tăng. Ngược lại, ngưỡng kháng cự là mức giá mà tại đó lực cung (lực bán) đủ lớn để làm cho đà tăng giá bị chững lại và giá có thể quay đầu giảm. Vùng kháng cự hoặc hỗ trợ là vùng giá có nhiều mức kháng cự hoặc hỗ trợ gần nhau nhưng không bị phá vỡ. Khi một ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ, nó sẽ trở thành một ngưỡng kháng cự và ngược lại. 


Xu hướng:
Đường xu hướng: thể hiện sự di chuyển của thị trường và được xem là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các phân tích. Ở dạng cơ bản nhất, đường xu hướng tăng (Uptrend line) là đường nối các điểm đáy cao dần trên đồ thị giá. Ngược lại, đường xu hướng giảm (Downtrend line) trên đồ thị giá là đường nối các điểm đỉnh thấp dần.
Các đặc điểm của đường xu hướng:
• Số lượng điểm:  Cần phải có 2 điểm trở lên để vẽ. Số điểm càng nhiều thì tính chuẩn xác của đường xu hướng càng cao.
• Khoảng cách các điểm:  Các điểm phải có khoảng cách tương đối như nhau.
• Góc: Khi độ dốc của đường xu hướng càng tăng thì tính chuẩn xác của các mức hỗ trợ và kháng cự càng giảm.

Kênh xu hướng: Nếu ta vẽ một đường song song với đường xu hướng, ta sẽ được kênh xu hướng. Kênh xu hướng thể hiện sự dao động của giá. Đường song song với đường xu hướng gọi là đường kênh.

- Quan hệ giữa đường giá và đường kênh:
Mỗi khi đường giá chạm đường kênh rồi quay lại chạm đường xu hướng là một lần thử thành công. Kênh tồn tại càng lâu với nhiều lần thử thành công thì độ tin cậy càng lớn. Khi đường giá vượt khỏi đường kênh một khoảng lớn: báo hiệu xu thế tăng giá đang mạnh dần.
Có thể sử dụng kênh cho mục đích kiếm lời ngắn hạn (lướt sóng). Thậm chí có người ưa mạo hiểm còn dùng kênh để giao dịch ngược xu thế thị trường. Nếu tính toán thật chính xác thì lợi nhuận sẽ lớn, tất nhiên độ rủi ro cũng lớn theo và cái giá phải trả hoàn toàn không nhỏ.

- Quan hệ giữa đường giá, đường kênh và đường xu hướng:
Khi giá không chạm, không xuyên phá đường kênh (trong xu hướng tăng) dội ngược trở lại sớm. Tín hiệu:


  • Dự báo xu hướng hiện tại yếu dần, đổi chiều sang giảm
  • Dự báo giá sẽ xuyên phá đường xu hướng



Nguồn: Tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét